ÂM THANH CHUYÊN SÂU

BASS
.Low bass(deep bass).20hz-80hz
.Bass.80hz-320hz
.Upper bass.(high bass).320-500hz
MIDIUM
.low mid.500Hz-1kHz
‎.mid.1kHz-2kHz
‎.high mid.2kHz-6kHz
TREBLE
‎.6kHz -20kHz

TẦN SỐ – BƯỚC SÓNG – FA VÀ ĐỀXIBEN (dB)

I- TẦN SỐ ( FREQUENCY)
– Tần số của âm thanh được định nghĩa là số dao động trọn vẹn được tạo ra trong 01 giây.
– Đơn vị đo của tần số là Hec (Hez) được tính bằng đại lượng nghịch đảo của thời gian tạo ra một dao động trọn vẹn.
(FREQUENCY) F =
Với F : tần số
T : Thời gian thực hiện một chu kỳ dao động

Ví dụ: Ta có một dao động với t = 1 ms, tức là t = s

Khi đó ta có : F= = = 1000 Hz
· Như vậy, với âm thanh cao thì số lần dao động trong một giây sẽ nhiều hơn số lần dao động trong một giây của âm thanh trầm, tức là âm thanh cao thì tần số cao còn âm thanh trầm thì tần số thấp.
· Các đơn vị khác của tần số: 1KHz = 1 000 Hz
1 MHz = 1 000 000 Hz
· Tần số âm thanh mà tai người nghe được nằm trong khoảng :
20 Hz ’ 20 000 Hz ( Với người trẻ tuổi)
100 Hz ’ 15 000 Hz ( Với người già)
· Độ nhậy thính giác cao nhất của tai người nghe nằm ở tần số 1000 Hz và màng nhỉ cộng hưởng tốt nhất với dải tần từ 800 ’ 2 000 Hz, chính vì lý do này mà khi hiệu chỉnh âm thanh người ta thường không nâng cao tần số trong khoảng từ 800 ’ 2 000 Hz lên nữa mà cần nâng cường độ của tần số Trầm hoặc Cao lên nhiều để bù vào mức cảm thụ kém của tai người nghe ở những tần số này.
v Đồ thị biểu thị độ cảm thụ âm thanh của tai người
dB

II- BƯỚC SÓNG ( WAVELENGT)
Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm kế tiếp sau một chu kỳ dao động của sóng lan truyền
– Ký hiệu : l (Lăm đa)
– Đơn vị đo là : m (mét )
– Sự liên quan giữa bước sóng với tốc độ âm thanh được biểu hiện bằng công thức :
l =
Với C : Tốc độ âm thanh ( m)
F : Tần số (Hz)

Ví dụ: Ở tần số 150 Hz trong không khí thì bứơc sóng là : l = = 2, 28 m
Như vậy, bứơc sóng của các tần số Trầm lớn hơn bước sóng của các tần số cao nên độ lan toả ở trên mặt đất ít bị ngăn trở của vật chướng ngại hơn, vì lí do đó người ta thường để loa Trầm ở vị trí thấp, và các loa tần số cao ở vị trí cao. Tuy nhiên tần số Trầm dễ bị cộng hưởng với các kích thước của thùng loa hơn tần số cao.
III- FA ( PHASE)
Fa của một dao động được hiểu là chiều quy ước của dao động đó so với điểm không tại thời điểm dao động đó đạt được biên độ từ 0 đến cực đại và trở về 0.

Ví dụ:
– Ở thời điểm từ 0 đến T1 là Fa dương.
– Ở thời điểm từ T1 đến T2 là Fa âm.
Trên thực tế, điều này rất quan trọng vì tại một thời điểm nếu hai dao động có cùng một biên độ, cùng tần số nhưng ngược Fa nhau thì sẽ triệt tiêu lẫn nhau.

Ví dụ:
– Hai loa giống nhau để cạnh nhau và đấu ngược cực thì âm thanh phát ra với cùng một nguồn tín hiệu sẽ bị ngược Fa nhau làm cho nhỏ đi và bị nghẹt.
– Hai micro đấu ngược Fa nhau nếu để cùng một người nói thì âm thanh sẽ bị ngược Fa, kết quả là tiếng nói sẽ nhỏ đi hoặc bị nghẹt.

Hai tín hiệu W1 và W2 ngược Fa nhau

IV- ĐỀ XI BEN (dB)
Khi thực hiện các phép tính toán trong lĩnh vực AUDIO, người ta thường sử dụng một đơn vị đo là dB (Đề xi ben). Đơn vị đo này thực chất chỉ là một đơn vị đo trung gian có tác dụng chuyển đổi các số đo từ hệ đếm PASCAL sang hệ đếm LOGARIT. Sở dĩ có chuyển đổi này vì độ cảm thụ của tai người nghe đối với sự thay đổi của cường độ âm thanh phù hợp với hệ đếm LOGARIT hơn, điều đó dẫn đến việc tính toán, thiết kế các thiết bị âm thanh và các hệ thống loa được dễ dàng và chính xác hơn.
Ví dụ: Khi ta nghe một thùng loa với công suất 100 W ta thấy rất lớn và ta sẽ nghĩ là nếu để thêm một thùng nữa bên cạnh ta sẽ nghe lớn gấp đôi. Nhưng thực tế tai người không cảm thấy như vậy mà chỉ cảm thấy lớn hơn một chút mà thôi.
Khi ta có 100 W thì Log 100 = 2 Bel = 20 dB. Tức là, nếu tại một điểm nào đó trong không gian ta có 100 W âm thanh thì tại điểm đó, tai người sẽ cảm nhận được một áp lực âm thanh (SPL) với đơn vị chuyển đổi là 20 dB
Giả sử cũng tại điểm đó, ta nâng công suất lên gấp đôi. Khi đó ta có:
Log 200 = 2,3 Bel = 23 dB
Như vậy, để tăng thêm 3 dB áp lực âm thanh lên tai người nghe. Ta phải tăng gấp đôi công suất âm thanh.
· Các kết quả thực nghiệm trên thực tế đối với tai người nghe cho thấy:
– Với ± 3 dB : Có cảm thấy khác biệt chút ít về độ lớn
– Với ± 6 dB : Cảm thấy rõ ràng sự thay đổi lớn
– Với ± 10 dB: Cảm thấy âm thanh lớn gấp đôi hoặc giảm một nữa
– Tai người không thể nghe quá 130 dB
– Tiếng còi hụ của xe lửa ở khoảng cách 1 m đạt 120 dB
· Để đảm bảo đủ áp lực âm thanh với người nghe trong phòng cần:
– Với nhạc Disco : 115 dB
– Với nhạc Rock : 110 dB
– Với nhạc Pop : 100 dB
– Nhạc giao hưởng : 90 dB
· Khi ở một khoảng cách cố định với nguồn âm, tai người nghe sẽ cảm nhận được:
– Tăng 3 dB là tăng gấp đôi công suất
– Tăng 6 dB là tăng gấp 4 lần công suất
– Tăng 10 dB là tăng gấp 10 lần công suất
– Giảm 3 dB là giảm ½ công suất
– Giảm 6 dB là giảm ¼ công suất
– Giảm 10 dB là giảm công suất
Như vậy : Tăng 6 dB gần giống như khoảng cách giữa người và loa giảm một nữa.
Giảm 6 dB gần giống như khoảng cách giữa người và loa tăng gấp đôi.
· Cách tính áp lực âm thanh (SPL) chuyển đổi từ công suất sang dB.
Quy cách lấy Logarit: Với các số chẵn quy đổi được để trở thành 10 0 thì Logarit thập phân của số đó chính bằng số mũ n.
Ví dụ:
1 = 10o ’ log 1 = 0
10 = 101 ’ log 10 = 1
100 = 102 ’ log100 = 2
1000= 103 ’ log1000 = 3
Với các số lẻ không quy đổi được ta phải trả theo bảng in sẵn hoặc sử dụng thước đo Logarit.
Vì áp lực âm thanh (SPL) mà tai người cảm thụ được khi đứng ở các vị trí khác nhau so với nguồn âm thanh là khác nhau, cho nên khi tính áp lức âm thanh theo dB ở một điểm nào đó, người ta phải dựa vào mức chuẩn mà các nhà chế tạo đã tính toán đối với từng loại loa. Mức chuẩn này gọi là độ nhạy của loa.
Tức là : Nhà sản xuất cho 1 W công suất ở một tần số cố định nào đó vào loa sau đó dùng Micro để ở khoảng cách 1 m trứơc loa và dùng máy đo áp lực SPL để xác định áp lực âm thanh hay còn gọi là độ nhạy của loa tại điểm đó.
Ví dụ:
– Loa Peavey – 2G có độ nhạy 101 dB /w/ m
– Marsall ST5 có độ nhạy 102 dB / w / m
1 – Tính SPL tại công suất muốn tính của loa :
SPL = 10 x Log P1: Là công suất 1 W
P2 : Là công suất muốn tính

1 – Tính SPL tại khoảng cách muốn tính của loa:
SPL = -20 x Log X 1: Là khoảng cách 1 W
X2 : Là khoảng cách muốn tính

Ví dụ: Loa 2226 H (JBL) có SPL 1 w/ 1m = 101 dB. Nếu ta đưa vào loa một công suất 300 W thì khi đó SPL của loa sẽ là:

SPL = 10 x Log = 10 x Log = 10 x 2,477 = 24,8 dB
Như vậy áp lực âm thanh tổng cộng của loa 222 6 H khi ta đưa vào loa 300 W và đo ở khoảng cách 1 m sẽ là :
SPL TC = 101 + 24,8 dB = 125,8 dB
Vây SPL của loa sẽ là bao nhiêu khi ta đưa vào loa 300 W và đứng ở khoảng cách 8 m:
Ta có SPL 8m = 20 x Log = 20 x 0,9 = 18 dB
Vậy SPL tổng cộng của loa 222 6 H hoạt động ở công suất 300 W và điểm đo là khoảng cách 8 m sẽ là:
SPL 8m = 125,8 – 18 dB = 107,8 dB

@GHI NHỚ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
– ­­Khi ráp xong hệ thống âm thanh việc test Fa của hệ thống là vô cùng quan trọng, vì trong quá trình sử dụng và lắp đặt thường có sự nhầm lẫn nên rất dễ có sự nghịch Fa (Thiết bị Test gồm 2 bộ phận rời, một là để phát ra dao động, và môt là dùng để thu dao động phát ra từ loa, nếu tất cả các loa đều hiện đèn xanh là cùng Fa, loa nào hiện đèn đỏ là nghịch Fa, thiết bị này có thể mua tại các cửa hàng bán âm thanh chuyên nghiệp)
– Trong trường hợp không có thiết bị test Fa, chúng ta có thể dùng Núm Balance trên Mixer đảo âm thanh nhạc qua lại giữa hai cột loa, nếu cột nào nghe kém hơn thì là có thùng nào đó loa bị đứt hoặc bên trong có loa bị nghịch Fa.
– Khi để micro cho chủ toạ nói nếu để hai cái mà âm thanh khó lên, bị sượng, dễ hú ta thử ngắt đi một cái nếu âm thanh tốt hơn thì nghĩa là có một micro nghịch Fa.
– Nếu có điều kiện nên mua thêm thiết bị đo áp lực âm thanh ( Máy đo SPL tính bằng dB) và bộ kiểm tra dây nối (máy test dây), khi đó ta có thể kiểm tra độ đồng đều của áp lực âm thanh trong khu vực khách nghe. Từ đó hiệu chỉnh hướng loa và điều chỉnh công suất cho đúng.

Bài 3:
CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG SUẤT
I –ĐỊNH NGHĨA:
– Công suất là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng tiêu thụ hoặc phát ra của máy.
-Đơn vị đo của công suất là Oát (W) và các bội số của Oát là:
Kilo Oat (KW) = 1 000 W
Mega Oat (MW) = 1 000 000 W
Nếu ta đưa một tải có điện trở là R, ta đặt lên hai đầu tải R đó một điện áp U, dòng điện qua tải sẽ là I. Khi đó công suất trên tải được tính bằng công thức:

P = U x I

Vì dòng điện qua tải: I =
Nên cũng có thể tính theo công thức : P =
Như vậy ta thấy rõ nếu điện trở tải càng nhỏ thì công suất tiêu thụ trên tải càng lớn. Điều này giải thích vì sao đầu 2 loa song song ( Parallel) ta sẽ thấy âm thanh ra lớn và nghe có lực hơn.
Với một thiết bị điện hoặc một ampli, chúng ta nên phân biệt hai công suất khác nhau:
· Công suất tiêu thụ: là công suất biểu hiện cho giá trị thực của năng lượng mà máy tiêu thụ từ nguồn điện.
P tiêu thụ = U nguồn x I nguồn
· Công suất phát ra : là công suất biểu hiện cho giá trị thực của năng lượng máy cho ra trên tải tiêu thụ.
P phát ra = U ra x I ra (Đo trên tải)
· Hiệu suất: Hiệu suất làm việc của một máy là tỷ số giữa công suất phát ra và công suất mà máy tiêu thụ.
H =
Như vậy máy làm việc càng tốt và càng tiết kiệm năng lượng thì hiệu suất càng cao, tất nhiên là hiệu suất (H) luôn luôn nhỏ hơn 1 (£ 1) vì P Ra luôn nhỏ hơn P tiêu thụ.
II –CÁC LOẠI CÔNG SUẤT KHI MÁY HOẠT ĐỘNG:
1. Công suất đỉnh: (P Peak) là công suất cao nhất mà máy có thể phát ra được mà chưa bị bão hoà. Khi làm việc với công suất này, máy chỉ chịu đựng được trong một thời gian ngắn.
2. Công suất hiệu dụng: ( P Rms) là công suất tối đa mà máy có thể làm việc trong một thời gian dài : P rms = 0,7 x P Peak
3. Công suất thường trực (P pecmanans): P ave là công suất mà máy có thể làm việc được liên tục 24 giờ trong nhiều ngày.
P ave = 0,63 x P Peak

Ví dụ: Ta có một Main (Power) có ghi P maximum là 1000 W . Như vậy:
– Công suất đỉnh : P peak = 1 000 W
– Công suất hiệu dụng : P rms = 0,7 x 1 000= 700 W
– Công suất thường trực: P ave = 0,63 x 1000 = 630 W
Ta có một loa ghi P max= 200 W, có nghĩa là:
– Công suất đỉnh : P peak = 200W
– Loa làm việc tốt với P rms= 0,7 x 200= 140 W
– Và khi làm việc suốt ngày thì loa sẽ làm việc tốt với công suất:
P ave = 0,63 x 200 = 126 W
@GHI NHỚ VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN:
I. Khi thiết kế hệ thống âm thanh nên quan tâm đến môi trường và số lượng người nghe để mang cho đủ loa:
Theo tiêu chuẩn quốc tế:
1. Trong phòng:
– Âm thanh nói: tối thiểu 1 W / 1 người.
– Âm thanh ca nhạc : tối thiểu 1,5 W /1 người
2. Ngoài trời:
– Âm thanh nói: tối thiểu 2 W / 1 người.
– Âm thanh ca nhạc : tối thiểu 3 W / 1 người
3. Với nhạc Rock, công suất tối thiểu là : 6 W / 1 người
Ví dụ: Giả sử ta làm âm thanh trong hội trường với 500 người nghe và có phát biểu lẫn ca nhạc ta phải mang đi tôí thiểu 1,5 x 500 = 750 W và đó là công suất hiệu dụng, tức là công suất thực tế mang đi là :
750 W = 0,7 P peak Þ P peak = = 1 071 W
II –Khi mang hệ thống âm thanh và ánh sáng đi làm việc nên tính toán trứơc công suất tiêu thụ để báo cho phía đối tác chuẩn bị cung cấp điện cho đủ.
Ví dụ: Ta mang đi:
– 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 1200 W /1 cái
– 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 2000 W / 1 cái
– Hệ thống Mixer và thiết bị xử lý tín hiệu tiêu thụ khoảng 500 W
– 48 đèn Par, công suất 1000 W / 1 cái (Chia làm 4 màu)
– 4 Đèn Halogen 1500 W / 1 cái.
– 2 máy khói 1200 W / 1 cái
– 1 đèn Follow 1200 W
– 8 Đèn kỹ xảo 500 / 1 cái.
Như vậy công suất tổng cộng ta cần có là:
P=5×1200+5×2000+500+ (48 / 4)x 1000 + 1500x 4 + 2×1500 + 1200 + 8×1500 = 50 700 W
Từ công thức P =UxI Ta có I =
Với điện áp tiêu thụ là 220 V ta có cường độ dòng diện cần cung cấp là:
I == 230 A (Với CB nguồn 1 Fa)
Nếu CB nguồn 3 Fa ta chỉ cần CB 80 A cho 1 FA với điều kiện ta phải chia dòng tiêu thụ qua tải đều trên 3 Fa.

BÀI 4:
ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN- ĐIỆN CẢM (CUỘN DÂY)
I –ĐIỆN TRỞ:
– Điện trở là đại lượng đặc trưng cho sức cản và tiêu thụ điện.
– Ký hiệu: R
– Đơn vị đo điện trở Ôm (W) hoặc Kilo Ôm 1 KW =1000 W
– Sự liên quan giữa điện trở, điện áp và dòng điện được biểu thị theo công thức sau:
R=U/Iiện áp đặt trên R (V)
I : Dòng điện đi qua R (A)
Điện trở dùng để cản trở dòng điện hoặc định vị chế độ làm việc cho các phần tử khuếch đại.
ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Nếu ta có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện trở tương đương sẽ là :
R TĐ = R1 + R2 + R3 + … + Rn

R1 R2 Rn
h h h h h h h
2. Nếu ta có nhiều điện trở mắc song song thì điện trở tương đương sẽ là:

R TĐ =
R 1

R2
h h

R n

Ví dụ: Ta có 2 điện trở R1 = 8 W và R2 = 8 W. Như vậy nếu mắc nối tiếp (seria) thì: RTĐ = R1 + R2 + = 8 W + 8 W = 16 W
Nếu mắc song song thì: :
Vì một số điện trở có kích thước quá nhỏ không thể ghi số lên được nên người ta ghi trị số của điện trở bằng các vòng mầu theo quy ước:
ĐEN
0
NÂU
1
ĐỎ
2
CAM
3
VÀNG
4
XANH LÁ CÂY
5
XANH DƯƠNG
6
TÍM
7
XÁM
8
TRẮNG
9

Con số thứ nhất

Con số thứ hai

Số con số không
Sai số theo %

Ví dụ:

Nâu Đỏ Cam Vàng

1 2 000 4%
Trị số là 12.000 W ha y 12 KW với sai số 4 %
II –TỤ ĐIỆN (CAPA)
– Tụ điện là thiết bị dùng để lưu trữ, nạp, phóng điện, lọc điện và lọc tần số.
– Ký hiệu : C
– Đơn vị đo của tụ điện : Fara (F) hoặc MicroFara ( mF)
TỤ ĐIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG
Cách tính tụ điện tương đương khi có nhiều tụ điện mắc nối tiếp (Seria) hoặc song song (Parallel) ngược với cách tính của điện trở. Tức là:
1 Nếu có nhiều tụ mắc nối tiếp thì tụ tương đương là:
· ·
C1 C2 C3 Cn
C TĐ=

2 Khi có nhiều tụ mắc song song thì tụ tương đương là:

C1
· ·
C2
C

Cn
Hình 4.3

CTĐ =C1 + C2 + C3 +…+ Cn
Ví dụ:Ta có 2 tụ điện C1 = 2mF và C2 = 8 m F
Nếu mắc nối tiếp :

Nếu mắc song song: CTĐ=C1+ C2 =2 + 8 =10 mF
Tụ điện có tác dụng lưu trữ điện năng và phóng điện, tính năng này được áp dụng trong các bộ lọc điện hoặc trong các bộ dao động. Tụ có trị số càng lớn thì càng cho tần số thấp đi qua và có trị số càng nhỏ chỉ cho tần số cao đi qua mà thôi.
III –ĐIỆN CẢM
– Điện cảm là đại lượng đặc trưng cho độ cảm ứng từ của cuộn dây.
– Ký hiệu : L
– Đơn vị đo là : Henry (H) hay MiliHenry (mH)
– Công thức tính:

Trong đó: N: Số vòng dây
B: Bán kính nửa cuộn dây
C: Chiều dày lớp dây quấn
A: Độ dài cuộn dây
Cuộn dây càng nhiều vòng thì trị số địên cảm ứng (mH) càng lớn và nó càng cộng hưởng ở tần số thấp, tức là nó càng cho tần số thấp đi qua nhiều. Do đó, tuỳ theo trị số của nó mà cuộn dây được dùng trong các vị trí khác nhau của bộ lọc phân tần trong loa hoặc dùng để chống sốc của dòng điện.
ĐIỆN CẢM TƯƠNG ĐƯƠNG:
Khi ta có nhiều cuộn dây mắc nối tiếp (seria) hoặc song song (parallel) thì trị số tương đương của nó cũng giống như cách tính điện trở, tức là:
1. Nếu có nhiều cuộn dây nối tiếp thì điện cảm tương đương sẽ là:

LTĐ = L1 + L2 + L3 +………+ Ln
2. Khi có nhiều cuộn dây mắc song song thì điện cảm tương đương:

ß Ghi nhớ và bài học thực tế:
1) Trở kháng thông thường của loa là 8 W, như vậy : Hai loa mắc song song sẽ có trở kháng tương đương là 4 W, khi ta sử dụng 2 loa mắc song song thì công suất đẩy ra của ampli sẽ lớn hơn và âm thanh nghe có lực hơn.
– Điện trở thường được sử dụng trong các bộ lọc thụ động của loa Fullrange với tác dụng điều chỉnh âm lượng của loa Hight hay loa Mid cho hài hoà với loa Bass. Công suất của các loại điện trở này thường khoảng từ 10 ’ 20 W
2) – Khi mua tụ để làm bộ lọc loa nên mua các tụ chất lượng cao(tụ gốm, tụ dầu..) có Vol chịu đựng cao ( lớn hơn 100 V)
– Các tụ chịu dòng lớn như tụ xuống Mat của loa Bass nên mua tụ có vỏ nhôm của Hàn Quốc , Nhật hoặc Mỹ.
– Khi xài nhiều loa nhỏ gắn trần hoặc loa phóng thanh (loa sắt ), ta có thể mắc song song tất cả với nhau sau đó cho qua một tụ 20 mF hoặc 25 mF, rồi nối vào cực (+) của ampli là sử dụng được, còn nếu có điều kiện thi cho mỗi loa qua 1 tụ 20 mF ’ 25 mF rồi nối song song với nhau sau đó đấu vào ampli.
3) Cuộn dây sử dụng cho Loa Bass 30, 40 hoặc 50 cm phải dùng dây đồng lớn ( có tiết diện dây 1 ly 3 ’ 1 ly 5 ) thì mới không nóng và âm thanh mới tốt, còn sử dụng cho loa MID hoặc HIGHT thì có thể dùng dây nhỏ hơn ( có thể từ 0,9 – 1,1 ly)

BÀI 5
MIXER
I –BALANCED VÀ UNBALANCED : (CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG)
1. Thế nào là Balanced và unbalanced:
a) Balanced (cân bằng):Ngõ nhập, dây dẫn, hay Jack cắm được gọi là Balanced khi mà ở đó hai Fa của tín hiệu độc lập với dây mát.
Cụ thể:
– Fa dương hàn vào cực dương ( quy ước)
– Fa âm hàn vào cực âm ( quy ước)
– Dây mát bọc bên ngoài Fa (+) và Fa (-)

b) Unbalanced (Không cân bằng): Ngõ nhập, dây dẫn hay jack cắm được gọi là unbalanced khi mà ở đó Fa âm của tín hiệu được nhập chung với dây mát.
Cụ thể:
– Fa dương hàn vào cực dương (+) (Quy ước)
– Fa âm nhập chung với dây mát.

2. Tại sao phải sử dụng Balanced?
Tất cả các dây nối Micro hay nối máy đều có thể đấu Balanced hay Unbalanced. Tuy nhiên ngày nay các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp đều đấu Balanced. Sở dĩ như vậy vì Balanced có ưu điểm sau:
– Làm giảm nhỏ các tiếng ù điện (50 Hz) hoặc ù tần số cao.
– Làm giảm nhỏ các tiếng tạp âm điện và tạp âm nhiệt.
– Làm giảm nhỏ các tín hiệu nhiễu từ đến trong không gian .
– Mở rộng dải tần của tín hiệu.
Sở dĩ như vậy là vì: Chúng ta đều biết một tụ điện được tạo bởi 2 bản cực với chất cách điện ở giữa, chính vì vậy với dây Unbalanced (1 ruột và 1 vỏ Blander) đã tạo thành một tụ điện, dây kéo càng dài thì giá trị tụ càng lớn mà đặc tính của tụ điện là cho tần số đi qua, cho nên khi dây Unbalanced kéo quá dài các tần số nhiễu dễ lọt qua và làm thất thoát tần số xuống Mat còn với dây Balanced cực âm và cực dương nằm trên hai dây trong ruột xoắn lại còn vỏ thì bọc chung sẽ làm giảm trị số tụ điện này dù dây kéo dài trị số của tụ tăng lên không đáng kể nên các tần số nhiễu ít lọt qua hơn và sự thất thoát tần số xuống Mat cũng ít hơn.
Cụ thể:
– Dây Unbalanced thường không thể kéo dài quá 5 m.
– Dây Balanced có thể kéo dài đến 150 m.
– Đường dây Balanced đảm bảo mở rộng dải tần số của tín hiệu tốt hơn.
Tuy nhiên dây nối Balanced đòi hỏi các thiết bị âm thanh phải có mạch nhập (Input) hoặc xuất ra (Output) cũng là Balanced, điều này khiến thiết bị có giá thành cao hơn và người sử dụng cũng phải cẩn thận hơn trong việc hàn, kiểm tra và bảo quản dây jack. Đây cũng là lý do khiến các thiết bị âm thanh thông thường hoặc Amateur thường người ta sử dụng dây Unbalanced.

ÂM THANH MONO VÀ STEREO
1. Âm thanh Mono : là âm thanh với một đường tiếng duy nhất và kêu giống nhau ớ tất cả các loa. Như vậy dù có bao nhiêu loa mà âm thanh giống nhau thì vẫn là âm thanh mono.
2. Âm thanh Stereo : là âm thanh với nhiều đường tiếng (ít nhất hai đường) và âm thanh kêu khác nhau ở tất cả các loa.
Mục đích của Âm thanh Stereo :tái tạo lại sự sống động của một buổi trình diễn làm cho người nghe có cảm giác thích thú như đang nghe dàn nhạc trình diễn trên sân khấu, đồng thời tạo ra nhiều hiệu ứng đặc biệt trong âm thanh. Với mục đích nâng cao giá trị của ban nhạc hay ca sỹ.
Ví dụ :chúng ta có thể để tiếng trống kick ở cả hai loa. Nhưng trống Tom và Hi heat thì cái kêu ở loa này cái kêu ở loa kia. Violon bè 1 ở loa này, bè 2 thì ở loa kia, … thì người nghe sẽ cảm thấy sống động hơn.
Nhược điểm của Âm thanh stereo là: đòi hỏi người nghe phải ở vị trí tương đối nằm giữa các cột loa thì hiệu ứng stereo mới có hiệu quả.
Lưu ý : nếu phải thiết kế 4 cột loa cho 1 khu vực có bề ngang quá rộng chúng ta nên thiết kế theo thứ tự left – right – left – right.
II –MIXER (BÀN HÒA ÂM):
v Chức năng: Mixer là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh với nhiệm vụ hòa trộn nhiều đường tín hiệu vào khác nhau, hiệu chỉnh âm lượng và âm sắc theo ý muốn sau đó đưa ra các đường tín hiệu theo yêu cầu sử dụng.
Ví dụ: Output Master là đường tín hiệu chính đưa xuống phục vụ khán giả.
-Output Monitor là đường tín hiệu đưa lên sân khấu phục vụ ban nhạc.
-Output Aux hoặc Out

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911.777.449